Bánh tráng hay bánh đa

BÁNH TRÁNG HAY BÁNH ĐA

Bánh tráng là một cái tên quen thuộc của người miền trung, miền nam thì Ở miền Bắc thì cái tên Bánh Đa  mới  quen thuộc với các mẹ, các bà khi vào bếp. Tại sao lại có sự khác biệt về tên gọi như vậy? Hai loại bánh này có cùng cách làm và công thức hay không? Cách dùng của hai loại bánh này có giống nhau không?

Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo, muối và nước. Tùy vào tình trạng thời tiết mà người làm bánh sẽ cho một  lượng muối vừa đủ để bánh được dẻo và dai và giúp bánh khi ăn được ngon hơn, bảo quản lâu hơn.


THƯỞNG THỨC BÁNH TRÁNG VÀ CÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH 

Cách làm :
Bước 1: Ngâm Gạo
Gạo thường được ngâm qua đêm để hôm sau xay gạo.
Bước 2: Xay gạo
Để gạo được xay để được lâu chua hơn , bước rửa gạo rất quan trọng, gạo rửa sạch với nước lạnh để ráo. Nước đục phải đảm bảo tách khỏi hạt gạo, đối với gạo quê thường lớp vỏ cám bên ngoài rất nhiều. Trước kia khi chưa có máy móc hỗ trợ, thì người dân phải xay bằng tay bằng cối đá . Nhưng ngày nay công việc này đã được thay thế bằng máy xay bột, giúp người dân giảm thiểu được rất nhiều công sức. Máy xay chuyên dụng hoặc cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố.
Bước 3: Tráng Bánh
Gạo sau khi đã xay hòa trộn thêm với muối tạo thành một bột tráng bánh, một nồi nước sôi khi nóng bánh sẽ được tráng lên một  tấm vải trắng nằm bề mặt chỉ cần 2 phút bánh sẽ chín và mềm. Lúc này bánh được gọi là bánh ướt và có thể vớt ra lam món bánh ướt chấm mắm ớt ngon tuyệt.

 Bước 4: Phơi Bánh
Để có được những tấm bánh thơm phức thì bánh phải phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Tùy vào nhiệt độ ngoài trời và kinh nghiệm thì thời gian phơi ngoài nằng khác nhau, sau khi phơi xong ngoài nắng thì phải đưa vào bóng râm để bánh không bị giòn và vỡ. Bánh thường sẽ phơi từ 6 tiếng bánh mới giòn và ngon, nắng mạnh , nếu trong quá trình phơi trời bóng râm hoặc mưa bất chợt làm gián đoạn bánh sẽ bị sượng nhúng ăn sẽ không được dai ngon, người miền trung thường tráng bánh tráng vào mùa nắng. 

Bước 5: Bóc Bánh
Bánh sau khi đã khô thì tiến hành bóc bánh, loại bỏ những tấm rách để đảm bảo đến tay người tiêu dùng 100% bánh lành, b ánh trước khi gỡ phải để nguội , mới lấy nắng vào rất dễ bể.
Bước 6: Cắt Bánh
Bánh sẽ có hình tròn hoặc hình vuông tùy theo yêu cầu của khách hàng, công đoạn này sẽ được thực hiện trên máy cắt.  Đối với bánh tráng tay thì hình tròn để nguyên không cắt

Tùy theo mục đích sử dụng cắt hình to nhỏ . Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh,  ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh . Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.

Ngoài ra, theo truyền thuyết và dã sử, khi nghĩa quân Tây Sơn làm cuộc hành quân thần tốc ra tiêu diệt quân Thanh, giải phóng Thăng Long khỏi sự xâm lược của chúng, vua Quang Trung được một vị tướng giỏi việc hậu cần là Đô đốc Bùi Thị Xuân đảm trách lương thảo. Bà đã có sáng kiến dùng bánh tráng làm lương khô, vừa ăn vừa hành quân mà mang vác cũng gọn, đã không mất thời gian dừng nấu cơm lại không lộ bí mật. Bánh tráng đem vào đến tận lúc quân ta thắng trận Đống Đa, nó còn góp vào bữa tiệc khao quân mừng chiến thắng trong Tết khai hạ như lời hứa của Quang Trung khi làm lễ xuất quân. Có lẽ vì vậy người Hà Nội, rộng ra là người miền Bắc, mới gọi là bánh Đống Đa, lâu dần thành bánh Đa cho gọn.

Bánh tráng được sử dụng ăn nhiều món khác nhau làm bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn vô cùng hấp dẫn. Hiện tại các chi nhánh có tại thành phố Hồ Chí Minh gioa hàng tận nơi mọi người có thể dễ dàng tìm mua loại bánh quê đặc sản này.


CỬA HÀNG THƯỞNG THỨC BÁNH CUỐN TÂY SƠNCÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH 

CN1 132 Phạm Văn Đồng, p3, Gò Vấp

CN2 44 Trương Công Định, p14, Tân Bình

CN3: 373 Lê Văn Thọ, p9, Gò Vấp

CN5: 230 Hòa Hảo, phường 2, quận 10. 

Cập nhật địa chỉ các chi nhánh mới nhất và chính xác nhất tại : https://banhcuontayson.vn/ 

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n